CÔNG DỤNG KỲ DIỆU CỦA TỎI – VÀ CÁCH SỬ DỤNG THẦN DƯỢC NÀY

http://https://www.youtube.com/watch?v=-gH1-8fpRyA

Contents

Ăn 2 tép tỏi mỗi ngày và những công dụng khiến bạn bất ngờ Ăn tỏi mỗi ngày có thể phòng chống nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng.

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong mỗi củ tỏi chứa 0.10 – 0,36% tinh dầu, chiếm 90% các hợp chất lưu huỳnh (S).

Chất alicin làm nên mùi vị đặc trưng của tỏi. Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều selen, các loại vitamin và khoáng chất.

Tỏi chứa một chất hóa học gọi là allicin. Allicin cũng tạo nên mùi tỏi. Một số sản phẩm được tách mùi tỏi, nhưng quá trình này cũng có thể làm cho tỏi ít hiệu quả.

Tỏi là một gia vị tuyệt vời để thêm hương thơm, hương vị và dinh dưỡng vào món ăn của bạn.

Từ bao đời nay, y học cổ truyền đã biết dùng tỏi để phòng, chống nhiều bệnh nguy hiểm.

Các nhà khảo cổ học phát hiện, người Ai Cập cổ xưa dùng tỏi để làm thuốc, cụ thể là những đơn thuốc từ tỏi được tìm thấy trong các lăng mộ cổ.

Riêng ở Nga vào thế kỷ 19, người dân nơi đây cũng coi tỏi là một loại thần dược, có thể chữa được bách bệnh.

Đến năm 1983, các nhà y học Nhật Bản phát hiện, tỏi đặc biệt chữa được các bệnh trĩ và đái tháo đường đem lại hiệu quả cao mà không hề có tác dụng phụ.

Tỏi được sử dụng để trị một số loại bệnh liên quan đến hệ thống tim và máu. Những vấn đề này bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và.

Tỏi có thể thực sự có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và thể điều hòa huyết áp.

Một số người sử dụng tỏi để ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.

Tỏi cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang .

Một số người sử dụng tỏi sống hoặc nước tỏi ép trong nhiều món ăn để tận dụng lợi thế của các lợi ích thu được từ tỏi.

Ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn, chẳng hạn như: làm sạch cơ thể, tăng cường sức khỏe thận, làm sạch làn da của bạn, hoạt động như một hệ thống tăng cường miễn dịch, chống lại viêm phế quản, kiểm soát sự thèm ăn của bạn.

Tỏi cũng giúp chống lại ho mãn tính và rất tốt để điều trị sỏi thận.

Trên tạp chí Praxis của châu Âu cũng từng công bố một công trình nghiên cứu về loại củ này.

Bác sĩ Piotrowski (Đại học Geniva) đã dùng chất chiết xuất từ củ tỏi để điều trị cho 100 bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp và đạt được hiệu quả giảm huyết áp tốt. 40% trong số này đã cải thiện huyết áp chỉ sau 3-5 ngày.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay.

Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…

Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể – kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…

“Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi đen.

Đây đang được coi là dược liệu thời thượng.

Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta phòng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quý trong Đông y”, ông Toàn khẳng định.

Vị lương y này cho biết thêm, bạn có thể dùng tỏi đen hoặc tỏi tươi nhưng nên ăn 2 tép tỏi mỗi ngày. Bạn có thể ăn sống, dầm vào nước chấm hàng ngày… đều tốt.

Có thể nói, tỏi vừa là gia vị, vừa là cách dự phòng tốt cho các bệnh mãn tính.

Khuyến cáo: Không dùng tỏi với bệnh nhân bị bệnh dạ dày

Mặc dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng.

BS Toàn khuyến cáo: “Tỏi có vị cay, tính nóng, nên nhiều người dùng tỏi bị kích ứng, ví dụ như gây kích thích dạ dày, do đó với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần ngưng lại hoặc chế biến để dùng sang dạng khác”.

Bạn có thể dùng tỏi đen hoặc dấm tỏi thay vì ăn tỏi tươi. Tỏi đen hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Hoặc bạn có thể làm dấm tỏi bằng cách: lấy 100 g tỏi tươi nghiền nhỏ, sau đó hòa với nước cốt chanh.

Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 10 – 30ml sẽ giúp hạ đường huyết, thanh lọc cơ thể, chống viêm, giảm đau. Đặc biệt, bạn có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày.

Tỏi rất tốt nhưng mỗi ngày bạn “được phép” ăn mấy tép: Đừng tưởng ăn càng nhiều càng bổ!

Tỏi rất tốt nhưng mỗi ngày bạn "được phép" ăn mấy tép: Đừng tưởng ăn càng nhiều càng bổ!

Tuy tỏi mang lại nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng sử dụng được tỏi sống và không phải ăn càng nhiều càng tốt.

Từ hằng ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng tỏi để chế biến các món ăn và làm thuốc chữa vết thương ngoài da, nhiễm trùng tai, đường ruột, tráng dương… Người Ai Cập cổ đại thấy tỏi đặc biệt đến nỗi đã tôn thờ nó.

Còn hơn 3.000 năm trước, các thầy thuốc thuộc y học cổ truyền Trung Hoa đã coi tỏi như một phương thuốc hữu hiệu để dự phòng cảm cúm, điều trị rắn cắn và các bệnh nhiễm khuẩn.

Năm 1858, nhà bác học Pasteur đã chứng minh được khả năng kháng khuẩn của tỏi. Từ đó, tỏi được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong thế chiến thứ 1 và 2 để ngăn ngừa sự hoại tử của các vết thương do bom đạn gây ra.

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong mỗi củ tỏi chứa 0.10 – 0,36% tinh dầu, 90% các hợp chất lưu huỳnh (S) như allicin, diallyl disulfide và allylpropyl disulfide, quan trọng nhất là allicin.

Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều selen, các loại vitamin và khoáng chất. Vì thế, tỏi được chứng minh có tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, trị cảm cúm thông thường, giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ xương….

Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Do đó, để phòng và chữa bệnh, mọi người thường có thói quen nhai hoặc nghiền nát tỏi sống để ăn, vì tỏi nấu chín sẽ bị giảm tác dụng.

Tuy tỏi mang lại nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe như vậy nhưng không phải ai cũng sử dụng được tỏi sống và không phải ăn càng nhiều càng tốt cho sức khỏe.

Tỏi rất tốt nhưng mỗi ngày bạn được phép ăn mấy tép: Đừng tưởng ăn càng nhiều càng bổ! - Ảnh 1.

Liều lượng

Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều tỏi sống

– Có thể làm tổn thương gan: Một nghiên cứu Ấn Độ đã đề cập ăn tỏi nhiều có thể dẫn gây độc tính cho gan, một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Vì tỏi chứa allicin, một hợp chất với lượng lớn có thể làm tổn thương gan.

– Tiêu chảy: Nếu ăn tỏi khi đói bụng, bạn có thể bị tiêu chảy. Chất fructans trong tỏi có thể gây ra khí trong dạ dày.

– Buồn nôn, nôn và ợ nóng: Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết ăn tỏi tươi hoặc dầu tỏi khi bụng đói có thể dẫn đến chứng ợ nóng, buồn nôn và nôn. Cũng trong một báo cáo của trường Y Harvard cho thấy tỏi có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

– Tăng nguy cơ chảy máu: Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bạn không nên ăn tỏi khi đang sử dụng các loại thuốc giảm loãng máu vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn tỏi ít nhất 2 tuần.

Tỏi rất tốt nhưng mỗi ngày bạn được phép ăn mấy tép: Đừng tưởng ăn càng nhiều càng bổ! - Ảnh 2.

– Kích ứng da: Ăn tỏi sống quá nhiều có thể gây kích ứng da vì tỏi có chứa alliin lyase có thể khiến da bị mẩn đỏ và ngứa.

– Đau đầu: Ăn tỏi sống nhiều cũng có thể gây đau đầu. Tỏi có thể kích thích dây thần kinh để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh tới màng bao phủ não và gây ra chứng đau đầu.

– Phù nề, chảy máu bên trong mắt: Một trong những tác dụng phụ điển hình của việc ăn nhiều tỏi sống là gây phù nề, chảy máu bên trong mắt và có thể dẫn tới mất thị lực.

– Chuyển dạ sớm: Thai phụ không nên ăn quá nhiều tỏi sống vì có thể làm tăng chứng loãng máu vốn nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây chuyển dạ sớm.

7 công dụng của tỏi không phải ai cũng biết

Không chỉ là gia vị phổ biến trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe mà nhiều người không biết.

Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ đến 4 tép tỏi mỗi ngày. Với nhiều thành phần dược liệu tự nhiên, tỏi có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

1. Dinh dưỡng trong tỏi

Theo Live Strong, mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali…

2. Trị cảm cúm thông thường

Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.

Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

7 cong dung cua toi khong phai ai cung biet hinh anh 1
Ăn tỏi hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều căn bệnh.

3. Trị mụn trứng cá

Theo Medical Daily, ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.

4. Giảm huyết áp

Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.

Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.

5. Phòng chống ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.

6. Cải thiện hệ xương

Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.

7. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non

Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.

http://https://www.youtube.com/watch?v=mgUEry3Z3Vw

Nhớ đừng ăn tỏi nếu mang 5 loại bệnh sau

Nhớ đừng ăn tỏi nếu mang 5 loại bệnh sau

Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây…

Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).

Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ…

Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính…

Song trong tép tỏi tươi, lại có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.

Nhớ đừng ăn tỏi nếu mang 5 loại bệnh sau

Khi giã nát củ tỏi – một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin – Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên (allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).

Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên).

Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.

Tuy nhiên, tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh.

Mặt khác, theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế…

Song người ta cũng cho biết, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Bởi vậy những người dưới đây là không nên ăn tỏi:

Người bị bệnh về mắt: Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

* Với những bệnh nhân viêm gan: Tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

Người bị bệnh tiêu chảy: Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

* Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Người có sức đề kháng yếu: Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.

* Tác hại khi ăn tỏi

– Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm… thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.

– Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

– Không ăn cả tép tỏi nguyên

– Không nuốt cả tép tỏi

– Không ăn tỏi khi đói

– Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).

– Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.

– Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút

– Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi

– Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.

– Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

http://https://www.youtube.com/watch?v=39yGCvk8iv8

Ăn tỏi như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe của bạn?

ỏi không chỉ là loại gia vị hấp dẫn mà còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe Song, ăn tỏi sai cách lại dẫn tới những mối nguy hại khó lường. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ăn tỏi như thế nào là tốt nhất với 12 lưu ý sau đây nhé! 

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bếp của mỗi nhà. Không chỉ làm hương vị món ăn ngon hơn, tỏi còn có nhiều công dụng trị bệnh vô cùng ấn tượng như:

  • Chống lại các bệnh về tim mạch
  • Làm giảm đường huyết
  • Giảm nguy cơ ung thư
  • Tác dụng kháng sinh
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ chống nhiễm độc chất phóng xạ

Nguyên nhân là tỏi có khả năng đẩy mạnh việc thải trừ và giảm lượng tích tụ của những chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ giải độc nicotin mạn tính. Hàm lượng vitamin (A, B, C, D,…) và khoáng chất (i-ốt, can-xi,…) trong tỏi cũng rất cao. Chất diệt khuẩn allicin vô cùng mạnh mẽ đã biến tỏi trở thành vị thuốc kháng sinh tự nhiên đáng quý.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiêu hóa tỏi sẽ gây phản tác dụng. Vậy ăn tỏi như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng BlogAnChoi điểm qua những lưu ý dưới đây nhé!

1. Ăn tỏi như thế nào là tốt nhất? Hãy dùng tỏi tươi!

Hydrogen sulfide là một loại khí có khả năng bảo vệ tim của chúng ta nếu hấp thu một lượng nhỏ. Khí này có nhiều ở trứng thối và cả tỏi tươi được giã nát. Tuy nhiên, khí ga này chỉ có thể tồn tại một khoảng thời gian ngắn.

Nếu tỏi trải qua công đoạn chế biến hay để lâu ngày bị khô thì lượng hydrogen sulfide hữu ích này sẽ biến mất. Tỏi đã nấu chín hay tỏi khô vẫn chứa các chất giúp chống ô-xy hóa để bảo vệ chúng ta khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do. Song, tỏi tươi vẫn hữu hiệu hơn nhiều.

Bạn có thể bóc vỏ, cắt nhỏ rồi để tỏi ngoài không khí trong vòng 10 đến 15 phút. Sau đó, hãy trộn với mật ong, táo xay, sữa chua hay món nào đó tùy sở thích để thưởng thức. Nếu mùi tỏi khiến bạn ái ngại thì ăn ngay một chút rau thơm để khử mùi nhé!

2. Sử dụng tỏi 10 – 15 phút sau khi băm nhuyễn

Như đã nhắc ở trên, tỏi nên được để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới sử dụng. Tuy nhiên, nhiều bạn tiết kiệm thời gian bằng cách tranh thủ băm tỏi trong quá trình nấu nướng. Sau khi băm thì tiến hành nấu ngay lập tức.

Chú ý đến thời gian chế biến để đảm bảo phát huy toàn bộ công dụng của tỏi nhé! (Nguồn: Internet)

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm. Allicin trong tỏi chỉ phát huy được những công dụng tuyệt vời của mình sau khi để ngoài không khí trong khoảng thời gian nhất định. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi.

3. Ăn với lượng vừa đủ

Bạn cần chú ý khí hydrogen sulfide với hàm lượng nhiều sẽ trở thành chất độc. Chính vì vậy, ăn quá nhiều tỏi tươi cũng không tốt cho cơ thể chúng ta. Các chuyên gia khuyến cáo một tép tỏi mỗi ngày là lượng vừa đủ.Ăn tỏi như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe của bạn? - BlogAnChoi

Là một gia vị cay, khi ăn quá nhiều, tỏi sẽ làm môi trường dạ dày mất cân bằng. Từ đó, tình trạng ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi và cân nặng sụt giảm xuất hiện. Nghiêm trọng hơn là thận bị ảnh hưởng, khí huyết tổn thương và nam giới có nguy cơ vô sinh. Vì vậy, hãy ăn tỏi với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe.

4. Nấu tỏi ở nhiệt độ vừa đủ

Ít ai biết tỏi được phi ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến công dụng của loại gia vị này biến mất. Allicin – chất tốt nhất trong tỏi sẽ bị vô hiệu hóa và sức đề kháng của cơ thể sẽ không được cải thiện.

Chính vì vậy, tỏi nên được nấu với lửa nhỏ, đảo nhanh trong khoảng 15 phút thì sẽ giữ được những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

5. Ngâm tỏi già

Tỏi ngâm dấm có nhiều tác động tích cực tới cơ thể, từ việc giảm lượng cholesterol trong máu để ngăn ngừa hiện tượng xơ cứng động mạch cho đến việc xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn mạch máu bằng cách hòa tan protein. Vì axit trong giấm sẽ kích thích thành phần dược lý có trong tỏi.

Khi ngâm tỏi, nếu bị chuyển màu xanh thì tỏi bạn dùng để ngâm còn non. Lúc này, ăn tỏi ngâm chuyển xanh không bị độc nhưng những công dụng chữa trị tuyệt vời đã bị giảm đi rất nhiều so với tỏi già.

6. Bỏ ngay tỏi để lâu ngày hoặc lên mầm

Tỏi để lâu ngày có thể bị mốc hoặc lên mầm. Nếu tiếp tục sử dụng, chúng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc, đặc biệt là với những người sức đề kháng kém. Lúc này, dạ dày của bạn sẽ nôn nao, khó chịu. Trường hợp ngộ độc năng mà không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

7. Không ăn tỏi khi đói

Allicin – chất kháng sinh tự nhiên có nhiều trong tỏi có khả năng gây nóng dạ dày, khiến người ăn bị nóng trong bụng khi ăn tỏi lúc đói. Lâu ngày, hiện tượng loét dạ dày có nguy cơ xuất hiện cao.

Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ ăn tỏi khi đói. Ngoài ra, bạn cần kết hợp tỏi với các thực phẩm khác để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn của tỏi.

8. Chú ý các thực phẩm kỵ tỏi

Có một số thực phẩm khi kết hợp với tỏi sẽ làm mất tác dụng, thậm chí là tác hại với người dùng. Vì vậy, BlogAnChoi sẽ liệt kê những thực phẩm trên để cảnh báo tới bạn khi nấu ăn, giữ an toàn sức khỏe cho gia đình.

  • Thịt gà: Nếu nấu tỏi chung với thịt gà, món ăn sẽ dẫn đến kiết lỵ.
  • Cá trắm: Đừng dùng cá trắm chung với tỏi, món ăn này sẽ gây chướng bụng, khó tiêu.
  • Thịt chó: Tương tự cá trắm, dùng món ăn có thịt chó và tỏi sẽ bị khó tiêu.
  • Trứng: Tỏi và trứng là hai thực thẩm không nên kết hợp với nhau, dù có trường hợp ăn vào cũng không sao nhưng bạn nên chú ý hạn chế để tránh gây độc.

9. Tránh ăn tỏi khi dị ứng hoặc khó tiêu

Những người xuất hiện các triệu chứng dị ứng với tỏi hoặc cảm thấy khó tiêu thì nên tránh ăn loại thực phẩm này. Đó là khi bạn bị chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng,… Đối với một số trường hợp dị ứng nặng, ăn tỏi cũng sẽ đe dọa đến tính mạng.

10. Ngừng ăn tỏi khi bị tiêu chảy

Đây là loại thực phẩm kiêng kỵ với bệnh nhân tiêu chảy. Khả năng kích thích mạnh thành ruột của tỏi không tốt chút nào đối với trường hợp người bị viêm ruột do vi khuẩn xâm nhập.

Nếu tiếp tục ăn tỏi, niêm mạc ở đường ruột sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới xuất huyết, nghẹn mạch máu hay phù nề. Tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí là xuất hiện những biến chứng tệ hại.

11. Ăn tỏi không tốt cho việc điều trị bệnh về mắt

Tỏi là thực phẩm có vị cay, không tốt cho mắt nếu ăn trong thời gian dài. Các món ăn từ tỏi, và đặc biệt là tỏi sống thì không nên nằm trong thực đơn của người đang điều trị bệnh mắt. Tương tự, người có bệnh mắt cũng nên kiêng các thực phẩm cay khác.

12. Người có bệnh về gan, thận không nên ăn tỏi

Tỏi có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời, nhưng lại vô hiệu với virus viêm gan, thận. Ngược lại, vị cay và tính nóng trong tỏi còn có khả năng kích thích rất mạnh, có hại cho dạ dày lẫn đường ruột. Người có bệnh gan, nhất là những ai nóng gan, cần phải tránh xa tỏi để khỏi bị tổn thương.

Người bệnh gan sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn khi ăn tỏi vì thực phẩm này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Việc ăn tỏi còn làm giảm hemoglobin, gây thiếu máu, không tốt cho những ai đang trị bệnh về gan, thận.

 

 

Bảo hiểm nhân thọ Thành Phố Đông Hà Tỉnh Quảng Trị