THIỀN – ĐIỀU KỲ LẠ SẼ XẢY RA – NƠI LOẠI BỎ NHỮNG Ý NGHĨ KHÔNG THUẦN KHIẾT

http://https://www.youtube.com/watch?v=I4CXfwpcViM

Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ về một số điều căn bản khi nhìn những em bé mặc những chiếc áo lam đến chùa sinh hoạt, các em vui chơi, chạy nhảy mà chưa hề ngẫm đến “đời là bể khổ”. Đạo Phật được nhìn nhận là đạo của chữ “không”, của “vô ngã”, của “đời là bể khổ”.

Số đông thường suy nghĩ về phạm trù tiêu cực và phủ định. Và tự nhiên nó có hấp lực đối với những người thụ động, thiếu khả năng thích ứng với cuộc đời, thiếu ý chí và khả năng sinh hữu với sự sống đầy thử thách, khó khăn. Trong khi đó, Phật giáo vốn dĩ là con đường của những con người có năng lực tâm thức cao, ý chí mãnh liệt và đời sống tâm linh dồi dào. Những ai thất bại trong cuộc đời cũng sẽ thất bại trên con đường tu học.

Chính vì có chuyện ngộ nhận như thế mới có những trường hợp ra đời phái Vô Vi của những Đạo phái là điển hình những trường phái tu học khác mang màu sắc Phật giáo nhưng nhấn mạnh đến hai khái niệm Thượng đế và linh hồn.

Bởi vì Phật giáo chỉ cho các Phật tử biểu tượng Quán Thế Âm của trái tim từ bi, của A Di Đà cho trí tuệ siêu việt, của Đại Thế Chí cho ý chí sinh hữu, cho Di Lặc của một niềm vui khoáng đạt. Nhưng biểu tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni thì vẫn còn nằm trong cõi tột đỉnh của tiến hóa tâm thức, chưa phải là một đối thể thân thiện như hình tượng một ông Trời đầy mầu nhiệm và kỷ luật.

Trong những tạng kinh xưa cũ nhất của Phật giáo nói về nhân vật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, chúng ta sẽ nhận ra thế giới quan Ấn Độ. Tuy nhiên, trong truyền thống thiền, chúng ta sẽ tìm thấy thế giới quan của Trung Hoa, và trong Phật giáo Tây Tạng chúng ta cũng sẽ tìm thấy thế giới quan của Tây Tạng. Có hai câu chuyện, chuyện thứ nhất nói về ý niệm luân hồi, dù rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhưng lại không có ký lô nào trong truyền thống thiền.

Chuyện kể một hoàng đế Trung Hoa hỏi một thiền sư điều gì sẽ xảy ra sau khi con người chết đi. Thiền sư bảo ông không biết. “Nhưng ngài là một thiền sư mà”, Hoàng đế nói to. “Đúng thế, nhưng tôi đang còn sống đây”, thiền sư trả lời. Không chịu ảnh hưởng của một thế giới quan nhất định nào đó mà luôn tự tìm cách diễn đạt và biểu lộ một cách mới mẻ qua ngôn ngữ và thế giới quan của địa phương, nơi Phật giáo phát triển và nảy nở. Đó là đặc điểm lớn nhất sau 2.500 năm tồn tại của Phật giáo.

Còn chuyện thứ hai, xin được phép dùng để giải quyết vấn đề đặt ra từ đầu: khả năng thích ứng quan trọng cỡ nào, chưa biết, nhưng ít nhất nó khiến việc tiếp nhận toàn cầu hóa, một xu hướng không thể thay đổi, trở nên dễ chịu và nếu có mất mát thì cũng ở khía cạnh ít tiêu cực nhất.

Một đoạn trong Tương Ưng bộ kinh kể rằng dân làng Kalamas đã chất vấn đức Phật như thế này: “Các vị tu sĩ thường xuyên đi ngang qua làng chúng tôi. Từng người một, ai cũng nói chỉ có mình mới tuyên giảng sự thực, còn những người khác đều láo khoét. Vậy chúng tôi biết phải tin ai đây?”.

Phật trả lời: “Ta hiểu sự hoang mang của quý vị. Vì thế quý vị hãy đừng dựa vào truyền thống, vào kinh điển, vào quyền lực cũng như vào triết học”. Và Phật dạy tiếp: “Khi nào quý vị thấy sự thực tập một giáo lý mang lại khổ đau thì hãy buông bỏ giáo lý đó. Trái lại, nếu quý vị thấy sự thực tập một giáo lý mang tới hạnh phúc thì hãy hành trì giáo lý đó”.

Contents

Thoạt nghe thì thấy đạo Phật và thiền không liên quan gì đến kinh doanh, tuy nhiên, triết lý của đạo Phật là hướng thiện, làm điều tốt, không giả dối và cũng là triết lý cơ bản của xây dựng và phát triển thương hiệu.

http://https://www.youtube.com/watch?v=porrvIESfkk

Một người tử tế cũng như một thương hiệu tử tế, luôn thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng, nhân viên, môi trường và luôn hành xử có trách nhiệm với xã hội.

Về cơ bản, thiền giúp con người tu tâm dưỡng tính để sống tốt hơn, sống mạnh khỏe hơn. Ý nghĩa của thiền trong xây dựng thương hiệu cũng giống như vậy: Bạn phải làm sao cho thương hiệu của mình hoàn thiện qua từng ngày, làm cho sản phẩm tốt hơn, chất lượng cao hơn. Thiền giúp bạn nhìn sâu vào bản chất của sản phẩm, của người tiêu dùng và cả của thị trường.

Một ví dụ, nếu như Apple chỉ nghĩ làm sao để có sản phẩm tốt hơn IBM thì chẳng bao giờ có máy tính Apple với hệ điều hành Macintosh, nếu Steve Jobs chỉ muốn sản xuất sản phẩm tốt hơn Nokia thì chẳng bao giờ có sự đột phá của iPhone bằng việc bỏ đi những gì được cho là bắt buộc phải có ở điện thoại di động như bàn phím, con lăn. Steve đã xóa bỏ toàn bộ những gì đã trở thành lối mòn, rồi nghiên cứu xem người tiêu dùng cần gì và phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.

Khi bạn là người tạo dựng thương hiệu, dù nó chưa lớn, chưa được nhiều người biết đến thì nó cũng đã là “đứa con máu thịt” của bạn, nên bạn phải luôn tìm cách làm cho thương hiệu phát triển, và đó cũng là cách bạn hoàn thiện chính mình, trở về với thiền.

Nếu tìm hiểu về thiền, bạn sẽ hiểu được về “tâm quan sát” hay chánh niệm, nghĩa là bạn luôn cảm nhận được những việc mình làm là đúng hay sai, và nếu biết mình sai thì bạn sẽ tìm cách sửa sai.

Xây dựng thương hiệu cũng vậy, chắc chắn có những quyết định sai lầm, có những chỗ chưa hoàn thiện, có những khách hàng không hài lòng, có những nhân viên chưa hạnh phúc, có vài sản phẩm bị lỗi, hệ thống phân phối chưa hoạt động nhịp nhàng,… nhưng nếu người chủ thương hiệu có “tâm quan sát” sẽ nhìn sâu được vào bản chất của vấn đề và giải quyết tận gốc rễ để thương hiệu hoàn thiện hơn và phát triển.

Sản phẩm luôn là phần quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu, nếu sản phẩm có chất lượng tốt, luôn đổi mới kiểu dáng, giá thành phải chăng sẽ là tiền đề thành công cho mỗi thương hiệu.

Việc quảng bá chỉ nên được thực hiện khi sản phẩm thật sự khác biệt và vượt trội về chất lượng. Một thương hiệu lừa dối khách hàng bằng những sản phẩm chứa nhiều chất độc hại hoặc tàn phá môi trường thì sớm muộn gì cũng phải trả giá.

Thiền giúp ta cân bằng cuộc sống, giúp ta nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhiều người thường hay nhầm lẫn phương tiện và mục đích nên dễ bị sa đà vào những giá trị bề ngoài. Mục đích của cuộc sống là sống hạnh phúc, sống vui vẻ, không hối tiếc, và có nhiều phương tiện để đạt tới mục đích đó.

 

 

Tiền là một phương tiện rất quan trọng, nó là thước đo đánh giá một thương hiệu cũng như một con người. Nếu người nào đó giỏi giang, họ sẽ kiếm được nhiều tiền vì những người khác, công ty khác sẵn sàng trả giá cao cho sự giỏi giang đó.

Trong xây dựng thương hiệu cũng vậy, nếu một thương hiệu tốt, được nhiều người biết đến, sản phẩm bán được nhiều, doanh thu cao thì chắc chắn phải có lãi cao và có tiền.

Còn nếu thương hiệu tốt, doanh số tốt mà lợi nhuận không có thì cần phải xem lại tính hiệu quả của hệ thống quản lý, có thể có những lỗ hổng trong quản lý làm chi phí sản xuất tăng cao hay đang chi quá nhiều tiền cho marketing làm thâm hụt lợi nhuận.

Trong marketing hiện đại, các thương hiệu đang khai thác tối đa những tình cảm cũng như những suy nghĩ tốt đẹp trong mỗi con người. Thương hiệu dầu lửa BP tài trợ cho các hoạt động về môi trường, tăng cường sự an toàn cho công nhân và đối tác, trồng thêm nhiều cây xanh cho địa phương nơi họ khai thác. Vinamilk lập quỹ “6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam”, mì Gấu Đỏ trích 10 đồng trên mỗi gói mì bán được để tài trợ cho trẻ em nghèo bị bệnh hiểm nghèo, The Body Shop được người yêu động vật khắp thế giới ủng hộ vì thông điệp kiên quyết không thử nghiệm sản phẩm trên động vật.

Nếu thương hiệu của bạn ngoài chất lượng sản phẩm tốt còn mang đến sự bình an, khơi gợi tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, sự chia sẻ và tạo cho người tiêu dùng cảm giác đã làm được điều tốt đẹp cho môi trường và xã hội thì chắc chắn sẽ được ủng hộ và thành công.

Bản chất của con người là “nhân chi sơ, tính bổn thiện” nhưng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và môi trường sống, tính thiện bị mai một hoặc biến đổi thành tính ác khi không kiểm soát được bản thân.

Khi thương hiệu khơi gợi được tính thiện tiềm tàng trong mỗi con người thì sự gắn kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng sẽ bền vững.

Chúng ta thường để những yếu tố cảm xúc không liên quan làm mờ đi giải pháp hiệu quả ở ngay trước mắt, đó chính là lý do nên luyện tập thiền định phân tích.

TS. Sanjay Gupta – chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thần kinh, trưởng ban y tế của CNN cho biết, trong vòng 2 tháng kể từ lần gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma, ông đã trở thành một người hoàn toàn khác.

“Gia đình và bạn bè từng mô tả tôi là một người thú vị nhưng ‘hiếu động’ và cáu kỉnh. Tuy nhiên, những tính khí ‘khó chịu’ đó đã biến mất hoàn toàn trong thời gian gần đây… Giờ đây, tôi không cần phải cố gắng nhiều khi duy trì sự chú ý và tập trung khi chơi với đứa con nhỏ của mình. Thay vì liên tục ‘giám sát’ điện thoại, tôi nhận ra niềm vui của việc được sống trong một thế giới không bị phân tâm”, ông chia sẻ trong một bài viết trên CNN.

Sau đây là câu chuyện về sự thay đổi kỳ diệu của TS. Sanjay Gupta:

Câu chuyện bắt đầu vào cuối năm 2016, khi tôi có cơ hội dành một buổi sáng để thiền hành cùng nhà sư Đạt Lai Lạt Ma (Đạt Lai Lạt Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách lỗ. Vị Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay, ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo hiện nay trên thế giới).

Thiền không phải là việc dễ dàng, ngay cả với Đạt Lai Lạt Ma

Ở tuổi 81, Đạt Lai Lạt Ma vẫn duy trì một lịch trình làm việc hiệu quả mỗi ngày. Để bắt đầu, ông thức dậy lúc 2h40 và bắt đầu thiền lúc 3h sáng, khi hầu hết mọi người xung quanh vẫn còn đang ngủ.

Trước khi bước vào khu vực cá nhân của Đạt Lai Lạt Ma, tôi và những người đi cùng được nghe một số lưu ý như: bắt tay là cử chỉ có thể chấp nhận nhưng phải được thực hiện bằng cả 2 tay, cố gắng đừng quay lưng về phía nhà sư khi rời khỏi phòng, mặt đối mặt với ông càng nhiều càng tốt, đừng hướng chân về phía ông trong lúc ngồi trên sàn…

Ngay sau đó, cánh cửa mở ra, tôi và mọi người được bước vào căn phòng giản dị của Đạt Lai Lạt Ma – nơi ông đang chìm sâu vào thiền định. Tôi cởi giày, ngồi xếp bằng ở một góc phòng để tránh đưa chân về phía nhà sư, nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở.

Vài phút sau đó, giọng Đạt Lai Lạt Ma vang lên: “Các vị có câu hỏi nào không?”. Tôi ngước lên, nhìn thấy khuôn mặt đang mỉm cười của Đạt Lai Lạt Ma và trả lời: “Thiền quá khó với tôi”.

“Tôi cũng vậy. Thiền hành mỗi ngày trong 60 năm qua, nó vẫn khó”, Đạt Lai Lạt Ma đáp lại.

Phải thú nhận rằng tôi có một nỗi ngạc nhiên pha lẫn cảm giác yên tâm khi nghe được một điều rằng, ngay cả Đạt Lai Lạt Ma – vị tu sĩ Phật giáo, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng – cũng “gặp rắc rối” với thiền.Tư duy hiệu quả hơn nhờ thiền định phân tích

“Tôi nghĩ anh sẽ thích thiền định phân tích”, Đạt Lai Lạt Ma gợi ý với tôi. Nghĩa là thay vì hướng sự tập trung vào chỉ một đối tượng được lựa chọn trước, tôi nên nghĩ về một vấn đề đang cố gắng giải quyết hoặc một chủ đề mình đang quan tâm. Đạt Lai Lạt Ma muốn tôi tách biệt một vấn đề cụ thể ra khỏi mọi thứ khác, đặt nó vào trong một “chiếc bong bóng” rộng rãi và rõ ràng.

Với đôi mắt nhắm lại, tôi nghĩ về một điều đang thôi thúc mình, một vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Khi tách biệt và đặt nó vào một “chiếc bong bóng” như lời hướng dẫn, một số thứ đã xảy đến một cách tự nhiên. Vấn đề đó đã nhẹ nhàng “nổi lên” và hiện ra rõ ràng trước mắt tôi. Trong tâm trí của mình, tôi thậm chí có thể tùy ý “xoay” hay “lật úp”, “lật ngửa” nó.

Và tôi nhận ra, đây chính là một bài tập để phát triển khả năng “siêu tập trung”. Bởi khi “chiếc bong bóng” nổi lên, nó đã tự bứt mình ra khỏi những yếu tố khác, chẳng hạn như những cảm xúc chủ quan. Lúc vấn đề “tự cô lập” lại như vậy, tôi có thể thấy nó hiện ra dưới một góc nhìn hoàn toàn rõ ràng.

Trên thực tế, chúng ta thường để những yếu tố cảm xúc không liên quan làm mờ đi giải pháp hiệu quả ở ngay trước mắt. Nó dễ dẫn đến cảm giác chán nản. Theo Đạt Lai Lạt Ma, thông qua thiền định phân tích, chúng ta có thể sử dụng tư duy logic và tính hợp lý để nhìn nhận những nghi vấn một cách rõ ràng hơn, tách bạch chúng ra khỏi những suy nghĩ không phù hợp, xóa đi những nghi ngờ và dễ dàng tìm ra những lời giải đáp hoàn toàn sáng tỏ.

Đây là một phương pháp rất đơn giản và hợp lý, và quan trọng nhất là nó cực kỳ hiệu quả với tôi.

Món quà quý giá dành cho cả những người hoài nghi nhất

Là một chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thần kinh, tôi chưa từng nghĩ rằng một tu sĩ Phật giáo, dù là Đạt Lai Lạt Ma, có thể dạy mình cách kết hợp hiệu quả giữa việc suy luận và tư duy đa chiều (critical thinking, đôi khi được dịch là tư duy phản biện) vào trong cuộc sống. Nhưng đó chính xác là điều đã xảy ra.

Nó đã hoàn toàn biến đổi tôi theo một chiều hướng rất tích cực. Từ đó, tôi luyện tập thiền định phân tích mỗi ngày, thường là vào lúc sáng sớm.

2 phút đầu tiên vẫn là giai đoạn khó khăn nhất. Đó là lúc tôi tạo ra “bong bóng suy nghĩ” để nó “nổi lên”. Sau đó, tôi sẽ đạt được trạng thái có thể được mô tả là “trạng thái trôi chảy”. Khi đạt đến trạng thái này, 20 – 30 phút trôi qua thật sự dễ dàng.

Nhờ đó, tôi tin tưởng hơn bao giờ hết rằng, ngay cả những người hoài nghi nhất cũng có thể đạt đến thành công với phương pháp thiền định phân tích này.

Trong những ngày nghỉ, tôi dành nhiều thời gian nhất có thể để truyền đạt lại bài học tư duy thú vị này từ Đạt Lai Lạt Ma đến gia đình, bạn bè, và dạy họ các nguyên tắc cơ bản của thiền định phân tích. Và hơn tất cả mọi thứ khác, đây chính là món quà mà tôi mong muốn được gửi tặng đến mọi người nhất.

Con người đã tập luyện và lưu truyền bộ môn thiền trong hàng ngàn năm, vì những lợi ích không thể chối bỏ.

Tùy theo loại hình tập luyện, thiền định sẽ khiến não bộ biến đổi theo những cách khác nhau, qua đó lợi ích đem lại cũng khác biệt.

Con người đã tập luyện và lưu truyền bộ môn thiền trong hàng ngàn năm, vì những lợi ích không thể chối bỏ.

Hai nghiên cứu mới đây nhất được đăng trên tạp chí Science Advances tiếp tục tái khẳng định tác dụng của việc ngồi thiền, với những hiệu ứng rất tích cực đối với tâm trạng và tư duy của chúng ta. Theo đó, thiền định giúp bạn giảm stress, tăng sự tập trung, tăng sự đồng cảm với người khác, và giúp giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

Tuy nhiên, hai nghiên cứu còn đưa ra một khám phá chưa từng có. Đó là việc ngồi thiền có thể thực sự thay đổi cấu trúc của não bộ.

“Dù não bộ khá dẻo dai và dễ thay đổi, nhưng hiện tại chúng ta vẫn biết rất ít về khả năng ấy” – trích lời giáo sư Tania Singer – tác giả nghiên cứu.

“Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc não bộ ở người trưởng thành có thể thay đổi, phụ thuộc vào khối lượng và loại hình thiền định luyện tập mỗi ngày, qua đó tác động đến trí tuệ xã hội của họ”.

Nghiên cứu lần này được thực hiện trên 300 người, trong đó các ứng viên tập luyện theo 3 đợt, mỗi đợt là một phương pháp thiền định khác nhau. Não bộ của họ được chụp cộng hưởng từ MRI trước và sau khi luyện tập. Ngoài ra, họ cũng phải tham gia các bài kiểm tra về hành vi và tâm lý nữa.

Kết quả cho thấy, độ dày của não thay đổi phụ thuộc vào loại hình thiền định đã luyện tập, như vùng não cảm xúc, vùng não tập trung, và vùng não vận hành chức năng cơ thể. Điều này có nghĩa rằng tùy theo loại hình tập luyện mà lợi ích đem lại cũng khác đi.

Ngoài ra, ở cả 3 nhóm đều cho thấy mức hormone cortisol (còn gọi là hormone stress) giảm đi hơn 50%.

Theo Singer, nghiên cứu lần này tiếp tục tái xác nhận những lợi ích to lớn từ việc ngồi thiền, qua đó giúp có thêm sự lựa chọn về cách để giảm tải stress mỗi ngày.

http://https://www.youtube.com/watch?v=jqCJ4Aqains

Bảo hiểm nhân thọ Thành Phố Đông Hà Tỉnh Quảng Trị