MÃ ĐỀ – LOẠI RAU XANH & CÂY THUỐC QUÝ

http://https://www.youtube.com/watch?v=1LdzShHHSBA

Contents

Loại cây quen thuộc giúp ngừa ung thư, cai thuốc lá

Cây mã đề là một loại thảo mộc, ngoài phòng ngừa và điều trị viêm gan còn giúp ngăn ngừa ung thư, cai thuốc lá.

Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin.

Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.

Là thuốc kháng viêm tự nhiên

ngừa ung thư, cai thuốc lá, ung thư
Cây mã đề có nhiều tác dụng phòng, chữa bệnh vượt trội

Cây mã đề có hàm lượng lớn allantoin và apigenin, đây là những chất kháng viêm tự nhiên vô cùng hữu ích.

Khắc phục tổn thương hệ thần kinh

Loại thảo mộc này có chứa chất giúp chữa bệnh liên quan tới thần kinh hữu hiệu gọi là aucubin, nó có thể chữa lành các dây thần kinh bị tổn thương.

Tăng năng lượng cho tế bào

Chất baicalein tự nhiên được tìm thấy trong cây mã đề đã được chứng minh có thể hỗ trợ trong việc sửa đổi ty thể (trung tâm năng lượng của tế bào). Ty thể khỏe mạnh là một phần của cơ thể khỏe mạnh.

Phòng ngừa và điều trị viêm gan

Các hợp chất tự nhiên được biết đến như axit oleanolic có cả các chất chống virut và bảo vệ gan, có thể hữu ích trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm gan.

Chữa bệnh đường hô hấp

Cây mã đề được các chuyên gia y tế sử dụng để giảm tắc nghẽn phế quản, viêm thanh quản, kích ứng và viêm phổi, ho.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại thảo mộc này có khả năng chữa các bệnh đường hô hấp cũng như viêm phế quản.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ethnopharmacology cho thấy chất chiết xuất từ cây mã đề có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại ung thư tự nhiên hoặc kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.

Các nhà khoa học cũng tin rằng loại thảo mộc này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương DNA thường gây ra bởi các tế bào ung thư.

Giảm đau

Cây mã đề đã được sử dụng để làm giảm đau răng, loét, tiêu chảy, bệnh gout và nhiễm trùng thận.

Trị côn trùng cắn

Nếu bị muỗi, ong hay bất cứ loại côn trùng nào đốt, bạn chỉ cần giã nhỏ lá mã đề và đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau và giúp vết thương mau lành.

Thuốc trị rắn cắn

Mặc dù công dụng này vẫn còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhưng từ xa xưa người Mỹ bản địa và người châu Âu thường dùng rễ cây mã đề làm thuốc trị rắn cắn.

Cai thuốc lá

Cây mã đề tạo ra một ác cảm tự nhiên đối với thuốc lá, giúp người nghiện thuốc lá dễ dàng cai.

Nó có thể được sử dụng trong các hình thức khác nhau như trà hoặc chiết xuất xịt miệng.

Đối với trà, chỉ cần thêm một muỗng cà phê lá khô vào một cốc nước sôi, ngâm ít nhất 10 phút, sau đó uống trước khi hút thuốc.

Nhiều người thấy rằng điều này giúp loại bỏ được thèm muốn hoặc họ không muốn hút hết cả điếu thuốc.

Trong Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt. Công dụng của cây mã đề giúp khử nhiệt, mát máu, thông mồ hôi, làm sáng mắt,… Và còn nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này.

Cây mã đề – loại cây giàu chất dinh dưỡng

Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin.

Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.

Công dụng của cây mã đề

  • Mã đề chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu

Trị viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, ma hoàng 12g, thạch cao làm thuốc 20g, mộc thong 8g, bạch truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Trị viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh 12g, hoàng lien 12g, mộc thông 8g, trư linh 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Trị viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, trư linh 8g, rễ cỏ tranh 12g, mộc thong 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Trị viêm đường tiết nệu cấp: 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g chi tử (dành dành), 20g kim tiền thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 30g rễ cỏ tranh và 6g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày.

Trị viêm bể thận cấp tính: 50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần. Khoảng 5 – 7 ngày là được.

Trị sỏi bàng quang: 30 mã đề, 30g ngư tinh thảo (diếp cá), 30g kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần. Uống liên tục trong 5 ngày.

Trị sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, và kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang hoặc hãm uống giống trà nhiều lần trong ngày. Tham khảo thêm cách chữa bằng Kim tiền thảo.

Trị chứng bí tiểu tiện: Hạt mã đề 12g sắc uống thành nhiều lần trong ngày, có thể kết hợp them lá mã đề.

Trị đi tiểu ra máu: Lá mã đề 12g và ích mẫu 12g. Mang giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Trị chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề giã nát, dùng khăn vải sạch bọc vào, cho vào 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ bã, cho vào nước ấy 3 vốc hột kê nấu thành cháo ăn lúc đói. Ăn nhiều có tác dụng làm mát người, giúp mắt sáng.

Làm lợi tiểu: Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, 600ml nước, sắc lấy 200ml chia thành 3 lần uống trong ngày.

  • Mã đề chữa các bệnh về tiêu hóa

Trị tiêu chảy: 1-2 nắm mã đề tươi, 1 nắm rau má tươi, 1 nắm cỏ nhọ nồi tươi. Mỗi ngày 1 thang sắc đặc uống.

Trị tiêu chảy mạn tính: 8g hạt mã đề, rau má, đẳng sâm, cát căn, cam thảo dây mỗi vị 12g, 8g cúc hoa. Mỗi ngày sắc uống một thang.

Chữa lỵ: 12g mã đề, 12g dây mơ lông, 12g cỏ seo gà. Mỗi ngày sắc uống một thang.

Chữa lỵ cấp tình và mạn tính: 30g mã để tươi và 30g rau sam tươi. Đung nước uống hàng ngày như uống trà xanh.

  • Mã đề chữa các bệnh về gan, mật và phổi

Trị ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang.

Trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn tầm bàn tay. Cả 2 thứ mang thái nhỏ xào hoặc nấu canh, nêm mắm muối vừa ăn để dùng trong buổi cơm trưa từ 6 – 7 ngày sẽ khỏi. Có thể dùng một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắp vào chỗ bị mụn, dán băng dính lại. Lưu ý dùng thức ăn này phải kiêng đồ cay nóng, không cà phê hay uống rượu.

Trị chứng phổi nóng và ho dai dẳng: Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kỹ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi lần cách 3 giờ.

Trị viêm phế quản: Dùng 6 – 12g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày (có thể kết hợp với thân mã đề).

Trị viêm gan siêu vi trùng: 20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml.

  • Các công dụng khác của cây mã đề

Trị chảy máu cam: Rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Người chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã mã đề thì đắp lên trán, nếu chảy nhiều cần dùng bông sạch nút bên mũi chảy, uống khoảng vài ngày sẽ khỏi.

Trị chốc lở ở trẻ nhỏ: Một nắm rau mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ nấu cùng 100g -150g giò sống, ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.

Dùng canh này thường xuyên giúp phòng ngừa chốc lở.

Trị chứng sốt xuất huyết: 50g mã đề tươi, 30g củ sắn dây, 1000ml nước sắc đến khi còn 500ml uống thành 2 lần trong ngày lúc đói (uống 3 ngày), từ ngày thứ 4 mỗi ngày uống 1 lần.

Chữa trẻ bị sởi dẫn đến tiêu chảy: Hạt mã đề sao qua, sắc uống (cho thêm mộc thong nếu bí tiểu). Có thể kết hợp với rau dừa nước lượng bằng nhau nếu không có mộc thông.

Chữa phù thũng: 30g mã đề tươi, 20g phục linh bì, 15g đại phúc bì, 20g đông qua bì (vỏ bí xanh). Sắc nước uống trong ngày. Tham khảo cách chữa phù thũng từ Cây Kim tiền thảo.

Trị cao huyết áp: 30g mã đề tươi, 20g hạ khô thảo, 12g ích mẫu thảo, 12g hạt mồng (sao đen). Sắc nước uống trong ngày.

Trị rụng tóc: Mã đề rửa sạch phơi khô, mang đốt thành than. Trộn với giấm ngâm khoảng 1 tuần rồi bôi lên chỗ bị rụng tóc. Xem thêm cách trị rụng tóc bằng tỏi đen

Trị đau mắt đỏ: 15g mã đề tươi, 15g kinh giới, 20g lá dâu, và 10g cúc hoa. Sắc nước uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

Trị chứng ngứa đau bộ phận sinh dục: Một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước để ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)…

Món ăn từ cây mã đề

Canh mã đề: Được trích trong sách Thánh Tuế Tổng Lục quyển thứ 190, canh mã đề nấu từ lá mã đề, gừng, hành, muối ăn có công dụng chữa bệnh đái ra máu và đau buốt niệu đạo khá hiệu.

Cháo mã đề: Được nấu từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có công dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu. Hiện nay, cháo mã đề khá nổi tiếng và là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Lưu ý khi sử dụng mã đề

Lá: Phụ nữ mang thai dùng cần phải thận trọng. Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng.

Hạt: Không phải thấp nhiệt nên dùng thận trọng.

Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng.

Sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.

Những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, bác sĩ để được kê liều lượng đúng phù hợp với thể trạng của mỗi người.

http://https://www.youtube.com/watch?v=n3DjUAdpOr8

Tác dụng của cây Mã Đề

Giới thiệu: Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu. Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng. Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.

Mô tả: Đặc điểm thực vật, phân bố của Mã đề: Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta. Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho rất tốt Cách trồng Mã đề: Trồng Mã đề bằng hạt chọn  ở những cây khỏe; hạt nhẵn, đen. Thường trồng vào mùa xuân và mùa thu, tốt nhất vào mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải. Đất tốt cây rất to.

 

Một số tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu hiệu quả từ cây mã đề:

Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày – có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt. Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 – 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ – nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.

Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.

Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng – có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày. đau ở bộ phận sinh dục lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)… Chú ý: Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.

Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng. Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng. Bên cạnh đó canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng.

Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị… Ngoài ra cây cỏ tranh cũng có thể giúp giãi độc, mát gan, lợi tiểu như cây Mã Đề, bạn có thể xem thêm ;Tác dụng của rễ cây cỏ tranh  để biết thêm nhiều thông tin về cây thuốc quý bạn nhé!

 

Bảo hiểm nhân thọ Thành Phố Đông Hà Tỉnh Quảng Trị